Bạn bất lực là do bạn tự chọn lấy
"Tại sao thế giới khó khăn với mình như vậy? Mình phải làm gì đây?"
Mình hay đặt câu hỏi bản thân khi mình gặp một tình huống bất trắc trong cuộc sống mà mình cảm thấy mình không có đường lui cũng không có đường tiến. Đôi khi đó là một ngày mình combat thật nhiều với sếp của mình, hay những ngày mình trải qua những quyết định bế tắc trong công việc, cảm thấy không thể làm gì để khiến mọi thứ tốt hơn.
Trong những lúc này, nếu là mình, bạn cảm thấy thật mệt mỏi, tay chân rụng rời, cảm giác mình không thể làm gì để cải thiện tình huống hiện tại, cảm giác như.. thế giới đang "đồng lòng, lên kế hoạch" chống lại mình.
Năm 2024 là năm mình rời bỏ startup cũ của mình, và quay về việc làm công ăn lương toàn thời gian.
- Từ đỉnh cao. Hồi làm startup, mình có quyền lực khá nhiều thẩm quyền (authority) trong việc ra quyết định về công nghệ cũng như được tham gia đóng góp khá nhiều vào định hướng của công ty. Nhiều khi mình cảm thấy mình cũng khá "bá đạo"
- Rớt xuống vực thẳm. Khi trở lại làm công ăn lương ở vị trí quản lí sản phẩm, mình cảm thấy rất "chíu khọ" khi phải làm hài lòng rất nhiều stakeholders thay vì, ở công ty cũ, mình sẽ ép mọi người cứ nhất định phải theo cách của mình. (mình có kể khổ ở đây)
Qua mỗi lần "combat" với từng stakeholders, mình cảm thấy vị thế của mình càng ngày càng thấp đi và sự tự tin ngày càng bị ăn mòn, mình tự hình thành niềm tin mình là người hướng nội nên mình không phù hợp cho vị trí này.
Có những lần combat xong mình cảm thấy là công ty sẽ gửi "thư cảm ơn đã đóng góp cho công ty" vào ngày mai. Đôi khi cảm thấy bản thân mình thật tệ vì không đạt được kì vọng, "benchmark" của mọi người.
Có lẽ, là một "Gen Z bông tuyết dễ vỡ" thực thụ, mình chưa quen với việc phải "nghe lời" người khác như thế.
Năm 2024 cũng là năm mình làm thiệt nhiều project và không hoàn thành cái gì cả. Mình làm khá nhiều project từ viết blog, xây tool cho developers, xây tool để build landing page, và vài project nhỏ mà mình chưa bao giờ launch.
Dần dần, mình càng làm mình cảm thấy bất lực. Qua những lần "khó chịu", thất bại, mình bắt đầu tin là mình không thể làm gì cả, và mọi thứ dần dần càng trở nên khó và tăm tối hơn. Có thời gian mình nghỉ bẵng chuyện viết blog, vì mình nghĩ mình không có gì tự hào để chia sẻ cả.
Có thể nói, năm 2024 thật sự một năm tệ... nếu mình chọn lấy góc nhìn đấy. Nếu mình lựa chọn góc nhìn khác, thì mọi thứ có thay đổi không?
Giới hạn trong tiềm thức
Não con người là một thứ rất đặc biệt, khi nó gặp tình huống bất trắc và nhiều nỗi đau, nó sẽ tối ưu cho việc mình không bao giờ gặp cảm giác khó chịu đó nữa. Đây một chức năng tốt của tiến hoá mà con người được thiết lập để sinh tồn.
Ví dụ: khi bạn trượt chân té cầu thang thì bạn sẽ bị đau, não bạn sẽ khiến bạn nhớ lần té đó để lần sau bạn đi cầu thang bạn chăm chú nhìn cẩn thận hơn để không bị té nữa, hoặc là bạn sẽ chọn chuyển sang đi thang máy luôn.
Đây là chức năng sinh tồn mà cơ thể bạn làm rất tốt để bạn không có những hành động sai ảnh hưởng tới sức khoẻ thể chất, có từ thời săn bắn hái lượm. Nhưng khi đặt chức năng thô sơ này đặt vào khía cạnh định hướng nghề nghiệp và để định vị khả năng của bản thân trong hiện đại thì nó hơi bị .. nhạy quá.
Có một người mẹ, cô là một người mẹ người sâu sắc và có trái tim đằm thắm, cô sinh raa 1 đứa con gái tên là Sarah mà cô hết mực yêu thương. Một ngày mệt mỏi cô đi làm về, và cô nghe đứa con gái mình hát trên lầu. Sarah đang trải qua một ngày vui nên cứ thế Sarah hát càng ngày càng to hơn. Mẹ Sarah khi vừa mệt mỏi, vừa nghe tiếng ồn ào như thế, cô quát: "Mày im đi, mày hát như bò rống ấy".
Mẹ Sarah, dù là một người rất thương con gái, qua một ngày mệt mỏi, vô tình có những lời nói không hay với con gái mình. Sarah, không biết vì mẹ mình mệt nên đã thốt phải những lời đó, và cô đã tin những lời mẹ nói là đúng. Sarah, sinh ra là một cô gái hát hay, kể từ đó, cô không bao giờ hát nữa.
- Mình dịch từ sách The Four Agreement của Don Miguel Ruiz (tóm tắt sách)
Qua những lần bạn "thất bại", bạn đau, bạn đã dần để nỗi đau đó tạo thành giới hạn của mình. Khi bạn nghe sếp chửi, bạn nghĩ rằng mình thiếu năng lực, và bạn sẽ ở mãi như thế. Khi bạn làm nhiều project và bỏ dỡ, bạn đã dần tin rằng mình là con người không bền bỉ và sẽ luôn luôn thất ại.
Bất lực đến từ việc bạn không cảm thấy mình có thể tác động lên tình hình hiện tại và thay đổi nó. Khi bạn đã quá quen với việc thất bại hơi bị nhiều lần, tự động bản thân sẽ đặt một giới hạn trong tiềm thức khiến bản thân không bao giờ có thể vươn cao được nữa. Đôi khi chỉ là xui thôi, mà bạn dần tin nỗi bất lực đó là mãi mãi, đôi khi vấn đề nằm ở chõ chỉ là bạn chưa làm đúng cách, hoặc đơn giản là chưa đúng thời điểm thôi.
Bất lực, khả năng cao, đi từ niềm tin cố hữu mà bạn hoặc xã hội tự tạo và áp lên cho mình. Nếu ngày mai ra đường, bạn vừa, bạn vô tình quẹt phải một khứa say rượu, và hắn ta chửi bạn ngu. Liệu bạn có lấy câu nói đó định hình cho mình không? ..
Cứu hộ sự "cố hữu"?
Những nỗi đau đã đi qua, thay vì nó đặt giới hạn cho mình, nếu nó là thứ định thành lên con người mình thì sao?
Bạn có thể chọn dùng nỗi đau để làm một cục đá thiệt to và đặt nó chắn trước mặt bạn - không cho bạn đi nữa, hoặc dùng nỗi đau và xây cho mình lớp giáp để mặc lên người và đi tiếp. Bạn chọn đi.
I step onto my misfortune, and as a result I stand taller - Friedrich Hoelderlin
- Vậy là do sếp mình "khó ở", lên kế hoạch hành hạ mình hay là do sếp muốn mình làm tốt hơn, chuẩn hơn?
- Là do mình thiếu thẩm quyền hay do mình chưa luyện kĩ năng truyền tải và lấy đồng thuận từ team?
- Là do mình hướng nội nên mình không có năng lượng đốc thúc team hay do mình ít năng lượng vì mình tập thể thao ít?
- Là do mình yếu kém mình thất bại trong qua nhiều thứ hay là do mình đang tìm kiếm thứ thật sự phù hợp cho bản thân?
Năm 2024 là một năm tuyệt vời.
- Mình đã gặp và làm việc với 3 người sếp biết cách hướng dẫn mình. Mình đã gặp ba người sếp biết bóc tách vấn đề và chỉ cho mình biết rằng mình (thằng ông con có cái tôi lớn) sai ở đâu, cũng như là đưa mình những gợi ý rất là cụ thể và rành mạch để mình có thể "lên trình" trong những lần deliver tiếp theo. Ở những công ty cũ, mình thường bị ăn chửi và sau đó không biết là mình sai ở đâu và làm gì tiếp theo, nên hồi đó mình ước là sẽ gặp được người nói cho mình hiểu (một cách hết sức thuyết phục) - và mình nghĩ mình đã tìm được.
- Tranh cãi với đồng nghiệp là cơ hội để mình học skill giải quyết vấn đề và làm việc với con người. Nếu mình ở một nơi mà lúc nào cũng êm đềm, mình có thẩm quyền thật cao và mọi thứ cứ diễn qua trót lọt, liệu mình có học được gì không? Liệu mình có đủ kinh nghiệm để "sinh tồn" với loài người trong tương lai ko? Chắc là ko.
- Mình nhận ra hướng nội không phải là một thứ giới hạn khả năng cộng tác của mình với một người khác. Mình vẫn enjoy việc giúp và trao đổi giá trị với người khác. Đôi khi mình thấy thiếu năng lượng khi nói chuyện với người khác là do mình chưa ngủ đủ giấc, hoặc là do mình thiếu tập thể thao thôi.
- Cuối năm mình có ngồi viết lại chiếc CV của mình, kèm hiệu quả về chỉ số những tính năng mà mình đã deliver - cùng những thứ mình đã học được, và đó là một chiếc CV mà mình có thể nhìn lại với sự tự hào vô cùng.
Bằng cách này, mình học được cách dỡ hòn trước mặt ra khỏi đường, đúc nó thành bộ áo giáp, mặc lên và đi tiếp.
Lên kế hoạch dài hạn
Luôn có một cách nào đó gỡ rối được tình hình hiện tại của bạn, trong ngắn hạn hoặc dài hạn. Hai tuần trước mình có nói chuyện với bạn nhân viên engineer của mình, bạn đó có nói là "Nếu mình cảm thấy đang bế tắc, thì mang đang gần với mục tiêu của mình hơn".
Quan trọng nhất vẫn là nhìn ra được vấn đề và tự mình là người đứng ra giải quyết nó.
Thấu cảm là bước đầu tiên, thấu cảm với mình, thấu cảm với mọi người. Bước thứ 2 là thay đổi góc nhìn ở ngắn hạn. Bước thứ 3... lên kế hoạch để giải quyết một cách hệ thống ở dài hạn.
Qua những lần combat với mấy anh, dẫu biết rằng lúc nào cũng sẽ có combat xảy ra, nhưng mình ngồi viết xuống chiêm nghiệm và hình thành được lí luận của riêng mình và có thể tham gia đóng góp vào các cuộc combat một cách ý nghĩa hơn, ứng dụng cũng những kiến thức mà mình tự đúc kết được và từ các anh hướng dẫn.
Dẫu biết rằng mình là người hướng nội, nhưng mình nhận ra rằng việc mình ngại tương tác hay nói chuyện đến từ niềm tin cố hữu rằng mình không thể nói chuyện một cách tự nhiên mọi người. Khi mình bắt đầu chủ động nói chuyện với mọi người, chỉ đơn giản là lời hỏi thăm, khích lệ ai đó, mình bắt đầu tin mình là người có khả năng giao thiệp.
Mình cũng biết là đôi khi mình thiếu năng lượng để làm một việc gì đó hay giao tiếp với mọi người, là do mình ít vận động. Từ đó mình hình thành thói quen tập thể thao thường xuyên hơn.
Đây là những thứ trong tầm kiểm soát của mình, và mình có thể tác động được. Đây là những thứ xuất phát từ nội lực bản thân đi ra, là những thứ trong tầm tay. Có thể bạn chưa giải quyết được liền, nhưng chỉ cần bạn nhận ra bằng cách "thấu cảm" với bản thân một tí, mỗi ngày bạn lên kế hoạch cứ thay đổi 1 chút, bạn sẽ trở nên rất khác trong một năm.